SEO video Youtube, tăng hạng cho video, ăn đề xuất và kéo view khủng | PHẦN 4

HÌNH ẢNH KHÔNG TỒN TẠI

Tiếp theo phần trước...

Title – Tiêu đề

Tiêu đề video là một yếu tố trực tiếp và hiệu quả để thông báo cho cả người dùng lẫn search engines về nội dung của video. Các chuyên gia cho rằng Title đóng vai trò quan trọng nhất trong SEO YouTube khi keyword có mặt trong đó. Title cũng là thứ tác động rất lớn đến tỷ lệCTR (Click-through rate) khi mà nó xuất hiện ở vị trí gây chú ý nhiều nhất trong trang kết quả tìm kiếm của YouTube – YouTube Search Results Page (YSRP).
Mẹo: chèn keyword của bạn vào tiêu đề video. Đảm bảo nó liên quan và là những dòng chữ tốt nhất để mô tả cho nội dung của video.
Description – Mô tả
Phần mô tả là nơi duy nhất để bạn trình bày về nội dung video, thường là dành cho người đọc. Phần đầu của description (khoảng 150 ký tự) sẽ xuất hiện ở trang kết quả tìm kiếm dưới dạng rich snippet. Mục đích duy nhất của nó là dùng để tăng tỷ lệ CTR vì khi người tìm kiếm thấy chính xác hoặc gần đúng thứ mình tìm ở trong kết quả trả về thì họ click ngay vào kết quả đó. Chèn keyword của bạn vào description, ở phần trên càng tốt. Thêm một link vào phần mô tả để trỏ về website của bạn. Điều này được phép và hợp lệ nếu website của bạn có liên quan đến nội dung video.

Mẹo: viết một đoạn mô tả khoảng 300-500 từ để nói về video, nội dung video, câu chuyện bên lề, nói chung là tất cả những gì xoay quanh keyword chính của bạn.

Tags
Hãy dùng ít nhất 10 tags, trong đó phải có keywords chính và đảm bảo tất cả tags đều liên quan đến nội dung của video nếu không bạn có thể bị cảnh cáo cộng đồng đấy. Put in at least 10 tags, make sure your keywords are in there, make sure they’re relevant to the video.
Hãy chú ý là YouTube tags không phân biệt số ít và số nhiều, nên khi bạn dùng tag car thì cũng có nghĩa với cars.

Mẹo: đừng keo kiệt với tags. Hãy dùng thật nhiều và phải nhớ là có liên quan đến nội dụng, không thì “kẻ xấu” rất có thể sẽ report bạn.


Transcription

Hiện nay thì YouTube chính thức xem Transcription là phần phụ đề và nâng cấp chức năng này lên rất nhiều. Hầu hết người dùng lẫn partner đều không biết video của họ được YouTubeâm thầm tự động transcripted. Bạn sẽ có một bản ghi chép những lời thuyết trình trong video của mình. Tuyệt chưa? Tin xấu là chức năng này của YouTube hiện rất… khủng khiếp, tệ lậu. Hãy xem qua ví dụ một đoạn video tiếng Anh sau được transcribed như thế nào :
YouTube lập chỉ mục (indexing) cho transcription của video và dùng nó để xếp hạng video dựa vào nội dung transcript (hay chưa – chức năng này thật ra là để YouTube cố gắng tìm hiểu nội dung thật sự của video là gì để ranking nó – bởi vậy nên tại sao các vấn đề bản quyền càng ngày càng khó lột với YouTube). Lý do thật sự đằng sau nó là bạn có thể lặp đi lặp lại từ khóa chính bằng voice của bạn. Đùa thôi, nhưng cách SEO này có vẻ khá vui vẻ nhỉ.
Nếu video được chia sẻ hoặc được like dựa trên các từ khóa nhất định, và rồi nhiều người tìm kiếm, click through và xem video với keyword có trong transcription của video, chứng tỏ transcription có chứa keyword và keyword đó là đáng in cậy. Vậy cớ gì YouTube không ranking cho video với keyword đó và cho video của bạn vào danh sách xuất hiện trong kết quả Closed Caption.
Bạn có thể search video nào có caption bằng cách chọn “Type: Closed Captions” trong khi tìm kiếm bằng YouTube hoặc bằng cài đặt trong mục Filter:
Videos có captions sẽ được đính kèm một icon nhỏ với chữ CC . Khi video của bạn có thêm thuộc tính CC (Closed Caption) tức video của bạn đã được cộng thêm điểm chất lượng, và nó sẽ giúp bạn rank video trong YSRP. 

Channel Authority
Việc tìm kiếm một kênh (channel) YouTube nào đó rất dễ dàng. Bạn chỉ cần thêm từ khóa “channel” vào sau từ khóa truy vấn và nếu có channel nào có tên giống hoặc trùng khớp, nó sẽ được hiển thị ở trang YSRP.
Google dùng độ tin cậy, uy tín (authority) của kênh YouTube như là một yếu tố cơ bản để xếp hạng cho video trong channel đó. Vậy thì channel sẽ được đánh giá mức độ “authority” như thế nào? Chúng ta sẽ bàn về vấn đề này sau trong phần User Engagement vì nó có những nét rất tương đồng.
Bạn quản lý nội dung video – nội dung được tối ưu như thế nào, bạn thường publish video như thế nào? tags của video có liên quan đến nội dung không? tiêu đề và mô tả thì sao? bạn quảng bá kênh của mình thế nào??? Tất cả điều này có nghĩa, bạn quản lý “authority” của chính mình.

Mẹo: hãy quan tâm chăm sóc cho channel và quảng bá nó đúng mực vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ từng video có trong kênh.

Content Delivery
Nếu bạn đạt hiệu quả thấp với một rừng video clips, Google và YouTube sẽ nhanh chóng phát hiện ra và bạn chắc chắn sẽ mất điểm đáng kể, khi họ coi bạn như là một spammer với nội dung nghèo nàn. Nhưng làm sao họ biết được nhỉ? Họ đánh giá điều này bằng tính toán điểmTối ưu nội dung video (Youtube Video Content Optimization) và sau đó kết hợp với yếu tốTrải nghiệm người dùng (User Engagement Factors).
YouTube content delivery nôm na là việc đem nội dung của bạn đến tay (mắt) người dùng với các videos chất lượng mà có hoặc không có các yếu tố khác như tags, description, title,… tức những yếu tố ảnh hưởng đến việc SEO cho YouTube video mà tôi và bạn bàn từ đầu đến giờ. Content Delivery là một từ nhắm đến bản thân và duy nhất chỉ video đó cùng với hiệu ứng, hiệu quả mà nó đem lại cho người xem như hấp dẫn, thú vị, đầy đủ thông tin, giải trí…
Rất nhiều website, công ty, doanh nghiệp phát triển toàn bộ hệ thống video chất lượng mà không dựa vào một từ khóa chất lượng nào ngoài chính tên của họ, bởi nội dung chất lượng là quá đủ, cùng một hệ delivery.
Nếu bạn có một video với nội dung vô cùng nghèo nàn. người dùng sẽ không thích, và họ chẳng màng comments, nhắc đến, kết nối,… Điều này gửi một tín hiệu tiêu cực cho Google vàYouTube để thông báo video của bạn quá tệ. Đừng trông chờ ranking.

Mẹo: Hãy tạo ra video chất lượng và xây dựng toàn bộ hệ thống quanh nội dung chất lượng này.
User Engagement
Views
Inbound Links
Social Shares
Embeds
Comments / Responses
Like (Thumbs Up), Thumbs Down and Favorites
Giả như bạn đã đặt một nền móng cho phần Video Content, giờ là lúc bạn tiến đến bước tiếp theo đó là yếu tố Gắn kết người dùng – User Engagement. Yếu tố này có thể so sánh với Off-page trong SEO cho web và bạn không thể nào tác động trực tiếp như là với Video Content ở trên.
Như trong SEO website, nội dung của trang web sẽ quyết định đến hoạt động của người dùng và các links tự nhiên được xây dựng bởi chính người lớp dùng gắn kết. Cũng vậy, videos chất lượng cao và delivery cũng sẽ quyết định đến User Engagement.

Views
Hiển nhiên là bạn publish video để cho mọi người xem rồi. Nhưng còn việc Views giúp bạn SEOcho video thì sao nhỉ?
Quảng bá! Share video trên blog, share video qua các kênh Mạng xã hội, nhúng nó vào website, thông báo cho mọi người về nó. Hãy làm tất cả để mọi người xem video của bạn, hay nói cách khác đem nó đến cho mọi người.
Nhưng việc không dừng tại đây. YouTube đánh gái chất lượng của lượng views đó bằng cách kiểm tra xem người dùng có xem hết video hoặc xem bao lâu. Thời lượng xem video càng lâu chứng tỏ chất lượng video càng cao, cũng như sự gắn kết của video đó và người dùng càng tăng.
Bạn có thể kiểm tra tỷ lệ người xem duy trì của video trong phần Analytics kèm theo tài khoảnYouTube.
Bạn cũng sẽ có thể phân tích các nguyên nhân đằng sau việc người dùng tắt ngang video của bạn hoặc thoát khỏi kênh vào những thời điểm nào trên khung thời gian.
Mẹo: Hãy duy trì việc kiểm tra phân tích videos, tìm hiểu lý do tại sao người dùng không xem, thoát ra, tại thời điểm nào, nội dung gì? Phân tích thông kê là cơ sở nền tảng để SEO thành công.
HÌNH ẢNH KHÔNG TỒN TẠI